Một trong những yêu cầu hàng đầu trong xây dựng nhà thép tiền chế công nghiệp đó là thiết kế mặt bằng sao cho phù hợp với hệ thống dây chuyền sản xuất. Để làm được điều này đòi hỏi kiến trúc sư phải tính toán cẩn thận các thông số kỹ thuật nhằm đảm bảo không xảy ra bất kỳ xung đột nào trong quá trình xây dựng.
Nhắc đến mô hình nhà xưởng công nghiệp người làm trong ngành sẽ nghĩ ngay đến những công trình nhà thép tiền chế với khung thép vượt nhịp. Vì các cấu kiện kèo, cột và khung kết cấu thép của nhà thép tiền chế đều được sản xuất ngay tại nhà máy nên việc thi công và lắp dựng tở công trình trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều này đã giúp chủ đầu tư tiết kiệm được rất nhiều thời gian thi công nhà xưởng công nghiệp, sớm đưa nhà máy đi vào hoạt động nhằm thu về hiệu quả kinh tế nhanh chóng.
Ứng dụng nhà thép tiền chế trong công nghiệp không chỉ mang đến những thiết kế tối ưu nhờ hệ thống khung kèo từ thép tiền chế giúp giảm giá thành khi xây dựng mà nó còn mang đến thiết kế vật liệu hoàn thiện cho hệ thống kiến trúc và cơ điện lạnh bên trong công trình.
Tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng nhà tiền chế công nghiệp trên thị trường mà các mô hình nhà xưởng tiền chế sẽ được nghiên cứu và xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn và yêu cầu nghiêm ngặt chung được đưa ra trong ngành.
Khi thiết kế những mô hình nhà thép tiền chế công nghiệp, các kiến trúc sư không quên thiết kế cả bãi giữ xe, căn-tin và những mảng xanh xung quanh công trình. Việc bố trí những hạng mục phụ trong một diện tích hợp lý sẽ có tác dụng tối đa hóa mật độ xây dựng cho nhà xưởng, đây cũng là một trong những việc làm được nhiều kiến trúc sư yêu thích bởi nó khơi gợi cho họ nhiều niềm vui sáng tạo.
Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế công nghiệp
Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế công nghiệp cũng tương tự như quy trình lắp dựng của nhiều mô hình nhà thép tiền chế khác, gồm 3 bước cơ bản:
Bước 1. Tiếp nhận và bảo quản vật tư tại công trình
-Tiếp nhận: vì đặc trưng của nhà thép tiền chế đó là mọi linh kiện đều được sản xuất ngay tại nhà máy nên chỉ cần thiếu một cấu kiện nhỏ cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công công trình.
Trong khâu tiếp nhận cần phải đảm bảo có đầy đủ vật tư và cấu kiện để quá trình lắp dựng được diễn ra liên tục. Do đó, khi tiếp nhận vật tư cần phải đảm bảo có phiếu của bên giao và bên nhận ký xác nhận đầy đủ.
-Bảo quản: vật tư khi về đến công trình cần phải được tập kích ở những điểm được chỉ định sẵn, cần kê cao vật tư, tránh để cọ sát với nền sẽ làm ảnh hưởng đến lớp sơn trên bề mặt, các tấm bạc lớn sẽ được dùng để che đậy vật tư cẩn thận trước khi tiến hành thi công.
Bước 2. Thi công và lắp dựng các bu lông móng
Lắp dựng bu lông móng là công đoạn đầu tiên trong khâu xây dựng nhà thép tiền chế. Công đoạn này sẽ được chính tay những thợ có kinh nghiệm đảm nhận, sau khi bu lông được lắp đặt xong sẽ đến bước đổ bê tông cho bề mặt.
Bước 3. Lắp dựng khung kết cấu thép, mái tôn, xà gồ
Đây là phần lắp đặt chính cho công trình nhà thép tiền chế công nghiệp, tùy theo hiện trạng mặt bằng, khối lượng và kích thước của các cấu kiện mà cần cẩu sẽ được bố trí ở những vị trí hợp lý.
Cuối cùng sẽ là công đoạn lợp mái tôn và bố trí hệ thống cấp thoát nước cho công trình